Một
trong những đoạn khiếp đảm nhất của cuốn nhật ký của trung
úy Gelfand là khi đơn vị ông đi ngang qua một
nhóm phụ nữ Đức tại ngoại ô Berlin. “Với nỗi sợ
hãi trên gương mặt, họ kể cho chúng tôi nghe,
điều gì đã xảy ra trong đêm đầu tiên khi Hồng
quân đến. Một cô gái chỉ vào dưới váy
và nói: “Hơn hai mươi người đấy!”. Rồi
cô òa khóc!”.
Sau
đó, một tình huống bất ngờ diễn ra. “Cô khẩn
cầu tôi: “Anh ở lại đây với em! Ngủ với em, hay muốn
làm gì em cũng được. Nhưng chỉ anh thôi!”.
Hóa ra, cô gái bị làm nhục muốn bằng
cách cay đắng ấy để tránh việc một lần nữa bị cưỡng bức
tập thể.
Cuốn
nhật ký thứ hai của một ký giả Đức không rõ
tên, khi đó chừng hơn ba mươi tuổi - với tựa đề “Phụ
nữ ở Berlin”, những trang viết này sau trở thành
“best-seller”. Được khởi viết mười ngày trước khi
Hitler tự sát, nhật ký kể về câu chuyện một phụ nữ
cùng những người hàng xóm phải ẩn náu dưới
tầng hầm một tòa nhà.
Trong
cảnh khốn cùng ấy, người phụ nữ cùng các bạn đồng
cảnh đã nghĩ ra một câu nói tự trào từ
chính cảnh ngộ cay đắng của họ: “Một thằng Nga ở
trên, còn hơn một thằng Mẽo trên mây”.
Nghĩa là thà để lính Nga hãm hiếp tập thể
còn hơn cháy thành than trong một trân
không kích của quân đội Mỹ.
Khi
Hồng quân tràn đến trước cánh cửa tầng hầm, bằng
chút tiếng Nga biết được, người phụ nữ nọ đã tìm
cách khuyên giải những người lính đừng hãm
hiếp phụ nữ dưới hầm. Tuy nhiên, chỉ sau đó một
thoáng, chị đã trở thành nạn nhân của tệ bạo
hành tình dục.
Năm
1959, cuốn nhật ký được ấn hành lần đầu. Theo những chia
sẻ trong đó, rốt cục, người phụ nữ rút ra rằng cần phải
kiếm được một “con sói” cho riêng mình,
nghĩa là một sĩ quan cấp cao để tránh bị hãm hiếp
tập thể. Rồi chị cũng kiếm được một đại úy người Leningrad,
và hai người còn trò chuyện được với nhau về văn
học và ý nghĩa cuộc sống.
“Bị
hãm hiếp cũng không phải là cái quan trọng
nhất. Tôi còn phải làm thế để có được thịt
mỡ hun khói, bơ, đường và thịt hộp” - người phụ nữ
thổ lộ trong nhật ký.
Sau
năm 1945, tại Đông Đức việc phê phán những anh
hùng Xô-viết đã “giải phóng” đất
nước này là một việc làm bất kính.
Còn tại miền Tây, sự hổ thẹn và cảm giác tội
lỗi trước những tội ác của Đức quốc xã đã khiến
người dân và chính giới bỏ qua, không nhắc
tới những đau khổ mà phụ nữ Đức phải chịu đựng thời 1945.
Năm
2008, nhật ký “Phụ nữ tại Berlin” được dựng
thành phim, và trở thành động lực để ngày
càng có nhiều phụ nữ còn sống chia sẻ trước
công luận những khổ ải mà họ phải chịu đựng trong thời
gian cuối của cuộc Thế chiến, cũng như những ngày tháng
sau đó.
Dầu
vậy, rất có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết được
hết những tội ác đáng hổ thẹn đó, một phần cũng
vì Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đã thông qua một đạo
luật cho phép bỏ tù với khung hình phạt 5 năm đối
với bất cứ ai “nói xấu” nước Nga, hoặc
“bôi nhọ” vai trò của Liên Xô thời
Đệ nhị Thế chiến.
Theo mult-kor.hu
|